Danh mục: Nokia

Điện thoại Nokia cảm ứng vẫn là thương hiệu được đông đảo người dùng lựa chọn dù cho nó đã được thành lập cách đây hàng chục năm. Với ưu điểm về thiết kế đẹp và độ bền vượt trội cùng mức giá phải chăng đã giúp Nokia góp mặt trong top 20 điện thoại bán chạy của lịch sử thế giới. Do đó, hãy cùng tìm hiểu nhiều hơn về điện thoại Nokia cảm ứng nhé!

Giới thiệu chung về điện thoại cảm ứng Nokia

Ra đời từ năm 1865 nhưng mãi đến năm 2016, thương hiệu Nokia mới vượt qua được nhiều giai đoạn thăng trầm và chính thức về tay HMD Global của Phần Lan. Từ đó thương hiệu này đã tập trung sản xuất vào các lĩnh vực điện tử như tivi, thiết bị mạng, thiết bị âm thanh và điện thoại chính là mảng được đầu tư nhiều nhất.

Giới thiệu chung về điện thoại cảm ứng Nokia

Với lịch sử hình thành và phát triển như vậy nhưng Nokia vẫn đứng vững trên thị trường và nằm trong top điện thoại bán chạy trong lịch sử thế giới. Hiện tại, Nokia có 2 dòng điện thoại chính là cảm ứng và cổ điển nhưng chúng đều nhận về hàng loạt các đánh giá cao từ chất lượng đến giá cả.

Ưu, nhược điểm của điện thoại cảm ứng Nokia

Có thể thấy mỗi lần Nokia cho ra mắt một dòng điện thoại cảm ứng thì đều cũng sẽ mang tới một bản sắc riêng với chất lượng bền bỉ. Chẳng hạn như Nokia G50, Nokia G10, Nokia 11 Plus, Nokia 21 Plus,…nhưng nhìn chung các sản phẩm đều có nhiều ưu điểm nổi bật và khiếm khuyết như sau:

Ưu điểm điện thoại cảm ứng Nokia

Nếu như các dòng điện thoại cổ điển thường sẽ có kiểu dáng nhỏ gọn, cầm nhẹ nhàng thì dòng Nokia hiện đại (cảm ứng) sẽ lại mang tới vẻ ngoài sang trọng, màu sắc năng động hơn. Đặc biệt, điện thoại cảm ứng còn có phần khung vỏ bằng kim loại nguyên khối, hạn chế các góc cạnh làm cấn tay, giúp việc sử dụng một tay rất dễ dàng.

Ưu điểm điện thoại cảm ứng Nokia

Ngoài ra, điện thoại cảm ứng Nokia cũng sẽ được trang bị chuẩn kháng nước IP54, vừa đủ để người dùng tự tin hơn khi sử dụng máy dưới điều kiện môi trường khắc nghiệt, không thuận lợi. Từ đó, thiết bị đã được tăng cường độ bền tốt hơn.

Ưu điểm điện thoại cảm ứng Nokia

Điện thoại thông minh Nokia được trang bị camera và camera sau với độ phân giải ổn định, giúp bạn chụp được những tấm ánh rõ nét. Bên trong hãng sẽ tích hợp khá nhiều chế độ chụp ảnh để bạn thoải mái sáng tạo trong những điều kiện khác nhau.

Về phần màn hình, điện thoại có kích thước lớn, độ phân giải từ HD trở lên nên mọi nội dung được hiển thị chân thực và có độ chi tiết hơn. Bên trên Nokia sẽ bổ sung thêm tính năng mở khóa bằng vân tay, tiện lợi hơn so với mở khóa bằng mật khẩu truyền thống.

Ưu điểm điện thoại cảm ứng Nokia

Đối với smartphone Nokia, dung lượng pin có dung lượng dao động từ trở lên. Hơn hết, thiết bị còn có giá bán ở mức hợp lý trên thị trường, để bạn thoải mái lựa chọn cho nhu cầu xem phim, chơi nghe, nghe gọi cả ngày dài,…

Nhược điểm

Hầu hết các dòng điện thoại đều có giá bán khá rẻ nên cấu hình chỉ được trang bị vi xử lý với hiệu năng đủ dùng ổn cho các tác vụ cơ bản. Bộ nhớ trong thường ở mức 32GB nên việc tải xuống nhiều ứng dụng nặng trên máy là rất dễ bị lag.

Nhược điểm điện thoại cảm ứng Nokia

Thay vì nhiều hãng điện thoại thông minh khác đã sử dụng cổng sạc Type C thì Nokia vẫn còn dùng cổng micro USB. Do đó, rất khó để có thể dùng chung sạc với những thiết bị khác.

Mua điện thoại cảm ứng Nokia chính hãng tại CellphoneS 

Nếu bạn đang tìm kiếm một cửa hàng uy tín để yên tâm trải nghiệm và mua điện thoại Nokia cảm ứng thì có thể tham khảo qua CellphoneS. Tại đây, quý khách hàng sẽ dễ dàng có được nhiều lựa chọn từ các mẫu mã thịnh hành, mới của Nokia với mức giá vô cùng hợp lý.

Mua điện thoại cảm ứng Nokia chính hãng tại CellphoneS 

Kèm theo đó, người dùng còn nhận về chế độ bảo hành lâu dài, linh hoạt trong chính sách đổi trả,… Hơn nữa, nếu bạn không tiện đến mua trực tiếp tại cửa hàng thì có thể chọn mua qua hình thức online trên website của CellphoneS.

Trên đây là những thông tin về điện thoại cảm ứng Nokia chi tiết về thương hiệu, điểm nổi bật và nhược điểm của thiết bị. Hy vọng, thông qua đó bạn có thể tự tin hơn trong việc tìm kiếm được sản phẩm phù hợp từ hãng này nhé!