3 Điều cân nhắc khi thi công lắp đặt camera có dây tại nhà

0
lắp đặt camera có dây

Camera có dây càng phổ biến thì thi công lắp đặt camera có dây càng được nhiều người quan tâm. Cùng xem camera có dây là gì? Có gì nổi bật? Và những lưu ý quan trọng cần cân nhắc khi sử dụng dịch vụ lắp đặt camera tại nhà.

Camera có dây là gì? Ưu điểm nổi bật khi lắp đặt camera có dây

Camera có dây là thiết bị giám sát an ninh được lắp đặt theo một trên hệ thống, kết nối với đầu ghi để lưu trữ các bản ghi hình ảnh và video.

Camera sẽ được lắp trên các bề mặt phẳng bằng ốc vít, đi dây cho hệ thống camera để kết nối camera với hộp DVR (đầu ghi). Việc lắp đặt camera có dây tương đối phức tạp, đòi hỏi người thi công phải có kinh nghiệm.

Camera có dây là gì?

Dù vậy, hệ thống camera quan sát có dây vẫn được ưa chuộng bởi các đặc điểm ưu việt:

  • Giá thành tương đối rẻ: So với các loại camera không dây (hay còn gọi là camera wifi) thì loại này giá rẻ hơn. Dữ liệu được lưu vào DVR mà không cần phải tốn thêm chi phí khác như mạng internet, thẻ nhớ,… Tuy nhiên, thời gian lưu trữ dữ liệu ngắn, thông thường khoảng 15 ngày.
  • Bảo mật gần như tuyệt đối: Trong khi độ an toàn bảo mật của camera wifi vẫn đang bị nghi ngờ, bởi loại camera này cần phải kết nối với mạng lưới internet – một dạng truy cập mở, thì hệ thống camera có dây chỉ có thể truy cập khi có sự đồng ý của máy chủ.
  • Có thể sử dụng ngoại tuyến với tính ổn định cao: Hệ thống camera được truyền dữ liệu liên tục, chất lượng hình ảnh thu được luôn nhanh và rõ nét hơn. Không phụ thuộc vào wifi, thiết bị này luôn được cấp nguồn truyền dữ liệu 24/24.

3 điều cần cân nhắc khi thi công lắp đặt camera có dây tại nhà

Trước khi lắp đặt camera có dây, bạn cần cân nhắc đến nhiều yếu tố, bao gồm giá cả, thương hiệu, đơn vị thi công, tính năng quan sát ban đêm, độ bền và khả năng kháng nước, vị trí lắp camera,… Dưới đây là 3 điều kiện quan trọng để camera hoạt động hiệu quả. Cùng xem nhé!

Vị trí lắp đặt camera

Vị trí lắp camera là yếu tố quan trọng khi thi công lắp đặt. Camera trong nhà và camera ngoài trời sẽ có sự khác nhau về thiết kế lẫn tính năng. Đặc biệt là các khả năng và chỉ số chống bụi, chống va đập, chống nhiệt, kháng nước.

Vị trí lắp đặt camera

Lắp camera có dây ngoài trời đòi hỏi kỹ thuật nhiều hơn do hệ thống phức tạp, và vị vậy chi phí cần chuẩn bị cũng cao hơn.

Tính năng sử dụng

Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn sẽ cân nhắc lựa chọn các tính năng của camera cho phù hợp. Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt camera có dây tại nhà để quan sát ban đêm, thì nên chọn loại camera hồng ngoại, có khả năng quan sát rõ nét trong điều kiện thiếu sáng.

Đồng thời, lựa chọn camera có đàm thoại, tính năng phát hiện và cảnh báo chuyển động nếu bạn cần camera giám sát an ninh.

Tính năng sử dụng

Chất lượng hình ảnh, độ phân giải của camera cũng cần được cân nhắc khi lắp đặt camera có dây tại nhà. Hiện nay trên thị trường có nhiều độ phân giải với mức giá khác nhau. Thông thường, chiếc camera có dây 2.0 với độ phân giải 1080MP là vừa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng cơ bản.

Đơn vị thi công lắp camera tận nhà nào uy tín

Hầu hết các loại camera có dây sẽ được lắp đặt phức tạp hơn, đòi hỏi kỹ thuật nhiều hơn. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như đảm bảo chiếc camera an ninh gia đình bạn hoạt động hiệu quả, hãy sử dụng dịch vụ lắp đặt camera tận nhà. Vậy, sử dụng dịch vụ lắp camera tận nhà ở đâu uy tín, bảo mật cao?

Gợi ý cho bạn hệ thống cửa hàng CellphoneS. Với hệ thống cửa hàng trải dài từ Bắc vào Nam, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng đến cửa hàng chọn mua sản phẩm phù hợp và yêu cầu dịch vụ lắp đặt. Ngoài ra, CellphoneS cũng cung cấp camera chính hãng, dịch vụ lắp đặt tận nơi thông qua website, số hotline.

Đơn vị thi công lắp camera tận nhà nào uy tín

Thời gian xác nhận đơn hàng đến khi thi công đều cực kỳ nhanh chóng. Đội ngũ chuyên nghiệp, camera chính hãng cao cấp, đảm bảo cho bạn trải nghiệm dịch vụ lắp đặt camera có dây tại nhà hài lòng nhất. Nếu bài viết hữu ích, hãy chia sẻ nhé!

Previous articleCó nên mua tivi Xiaomi 55 inch? Mua ở đâu chính hãng?
Next articleĐánh giá hiệu năng Mac mini M2 2023: Có đáng mua?