Bạn chưa biết: Máy tăm nước có gây chảy máu chân răng không?

0
máy tăm nước

Máy tăm nước đang ngày càng trở nên phổ biến, nhất là khi người tiêu dùng dần trở nên thông thái hơn, am hiểu và quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, một số người gặp tình trạng chảy máu chân răng, chảy máu nướu,… khi sử dụng. Vậy sự thật như thế nào, cùng tìm hiểu nhé!

Máy tăm nước có gây chảy máu chân răng không?

Sự thật thì nếu sử dụng thiết bị đúng cách sẽ không gây chảy máu răng, chảy máu chân răng hay chảy máu nướu. Với thiết kế thông minh, hiện đại máy tăm nước phun tia nước với áp lực vừa phải, làm sạch các kẽ răng và và lấy các mảng bám, vụn thức ăn nhỏ mắc kẹt không thể làm sạch bằng nước thông thường.

So với việc sử dụng tăm tre truyền thống để lấy các mảng bám, vụn thức ăn trong kẽ răng, thì rõ ràng việc sử dụng máy tăm nước sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Tăm tre có thể gây nhiễm khuẩn, trầy xước và không hoàn toàn làm sạch được mảng vụn thức ăn.

Ngoài ra, trong nhịp sống hiện đại người dùng cũng sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng. Tuy nhiên, chỉ nha khoa không thực sự phù hợp với người niềng răng, người có sức khỏe răng miệng yếu, dễ mẫn cảm.

>> Có thể bạn muốn xem:

Máy tăm nước có gây chảy máu chân răng không?

Vì sao sử dụng máy tăm nước gây chảy máu?

Vậy trong trường hợp nào thì thiết bị có thể gây chảy máu chân răng, chảy máu nướu? Cùng xem nhé!

Người dùng mới làm quen với máy tăm nước

Máy tăm nước sử dụng áp lực nước để làm sạch khoang miệng, vì vậy người sử dụng lần đầu tiên có thể thao tác chưa đúng cách hoặc chưa quen với thao tác có thể gây chảy máu.

Hơn nữa, mỗi máy tăm nước sẽ có nhiều chế độ với các áp lực nước làm sạch mạnh – nhẹ khác nhau. Đối với người lần đầu tiên sử dụng, khó tránh khỏi việc chưa quen với các chế độ áp lực tia nước, bị chảy máu chân răng rất có thể xảy ra.

Ngoài ra đối với những mảng bám cứng đầu, ở lần đầu tiên sử dụng có thể người dùng chưa biết cách sử dụng để lấy các mảng bám này, điều này có thể gây chảy máu chân răng, chảy máu nướu.

Vì sao sử dụng máy tăm nước gây chảy máu?

Để hạn chế tình trạng này, người dùng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm với máy trước khi dùng, hoặc yêu cầu nhân viên tư vấn hướng dẫn sử dụng. Đồng thời, khi mới làm quen với máy nên sử dụng chế độ phun nước và áp lực tia nước nhẹ nhất.

Ở các lần sử dụng sau người dùng có thể tăng dần và điều chỉnh chế độ phun tia nước cho phù hợp với nhu cầu làm sạch khoang miệng.

Sử dụng chế độ phun tia nước với áp lực quá mạnh

Nếu đã quen với việc sử dụng máy tăm nước mà bạn vẫn bị chảy máu, hãy điều chỉnh lại áp lực và chế độ sử dụng máy phun tia nước. Việc sử dụng áp lực phun nước quá lớn có thể gây tổn thương đến nướu răng, không phù hợp với với tình trạng răng miệng, gây chảy máu không đáng có.

Nếu bạn thực sự muốn sử dụng áp lực phun tia nước ở nước mạnh hơn, hãy kiểm tra lực nước của máy bằng cách cách thử từng mức và quan sát. Sau đó, chọn chế độ phù hợp và thoải mái nhất với tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại.

Vì sao sử dụng máy tăm nước gây chảy máu?

Các vấn đề sức khỏe răng miệng gây chảy máu răng 

Nếu bạn đã quen với việc sử dụng máy tăm nước, đã điều chỉnh áp lực tia nước và chế độ phun nước phù hợp mà vẫn bị chảy máu răng thường xuyên, rất có thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng. Nếu răng miệng đang có bệnh lý, việc chảy máu có thể xảy ra kể cả khi bạn ăn uống, sử dụng bàn chải đánh răng,…

Nếu bạn đang bị nhiệt miệng, bị viêm sưng nướu hãy hạn chế phun tia nước trực tiếp vào vị trí bị lở, viêm. Nếu tình trạng viêm sưng vẫn không thuyên giảm bạn hãy đến nha sĩ để kiểm tra và điều trị.

Trường hợp bạn không có vấn đề về sức khỏe răng miệng, đã điều chỉnh áp lực nước nhẹ nhất nhưng sau khoảng 2 tuần bạn vẫn bị chảy máu thì nên tới nha sĩ, bác sĩ để kiểm tra sức khoẻ.

Bài viết trên đây giải đáp thắc mắc máy tăm nước có gây chảy máu răng không, giúp bạn xác định được nguyên nhân và hướng dẫn cách khắc phục. Nếu vẫn cần thêm thông tin hoặc có thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Previous articleReview Oneplus 11: Cạnh tranh trực tiếp phân khúc cao cấp
Next articleĐánh giá CPU core i3 10100F – Cấu hình mạnh mẽ, mượt mà