Sẽ có lúc bạn gặp trường hợp đã bật máy tính, laptop của mình lên, hệ thống đã hoạt động nhưng màn hình vẫn đứng yên. Trước khi đem máy của mình đến các cơ sở dịch vụ để nhờ hỗ trợ, sửa chữa, bạn có thể làm theo các bước sau để khắc phục lỗi main không lên màn hình nhé. Những bạn đang có nhu cầu build PC cơ bản, nâng cao cũng rất nên xem bài viết này để tránh các tình trạng không hiển thị màn hình khi kết nối các bộ phận.
Mục lục
Chipset VGA lỗi có thể khiến main không lên màn hình
Màn hình liên quan nhiều nhất chắc chắn sẽ là card màn hình VGA rồi. Đầu tiên hãy chắc chắn VGA của bạn được kết nối chuẩn với mothermain. Bên cạnh đó, chip VGA (card màn hình) sử dụng trong khoảng thời gian lâu, bị hao mòn nên không thể tương thích với với mainboard nữa.
Sau khi kiểm tra bộ xử lý card đồ hoạ VGA mà bạn vẫn nhận được màn hình màn hình đen hoặc không có tín hiệu thì hãy kiểm tra đến chính card đồ hoạ của bạn.
Các vấn đề liên quan đến card đồ hoạ có rất nhiều như: quạt không xoay, không hoạt động. Lúc này, hãy tháo card đồ hoạ ra và sắp xếp lại mạch trên mothermain.
Vấn đề khe RAM có khiến main không lên màn hình?
Ổ cứng, SSD, DVD-RW, FDD, RAM, giờ đây, bạn hãy thử loại bỏ từng linh kiện kết nối ngoài này và kiểm tra xem chúng có phải tác nhân khiến việc không kết nối được màn hình xảy ra không. Trong đó, RAM thường xuyên là nguyên nhân chính.
Để kiểm tra xem RAM có phải là yếu tố khiến main không lên màn hình máy tính của bạn hay không, hãy thử đặt RAM vào một PC khác có cùng hiệu năng.Trong lúc kiểm tra, bạn hãy xem khe RAM có bị ăn mòn và các mối nối có quá dơ hay không nhé, nếu có hãy dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng để vệ sinh nó.
Main bị đoản mạch
Đoản mạch là hiện tượng chập mạch ở một vị trí nào đó của main. Trường hợp này thường xảy ra khi sử dụng máy ở hiệu năng cao trong thời gian dài. Hoặc sử dụng laptop, máy tính ở môi trường quá nóng.
Đoản mạch trên mainboard là hiện tượng mạch điện chạy theo một vòng điện ngoài ý muốn. Điều này dẫn đến việc dòng điện có cường độ cao quá mức chạy qua dòng điện trong mạch.
Và tất nhiên, dòng điện có cường độ quá cao sẽ khiến màn hình không thể lên.
Main không lên màn hình, có thể do BIOS
Trên diễn đàn Tinh Tế, một người dùng đã chia sẻ hiện tượng, trường hợp mainboard không lên màn hình do lỗi BIOS. Cụ thể như sau:
” Sau khi thiết bị khởi động thì một hoặc hai tiếng bíp vang lên, sau đó bạn thấy màn hình BIOS và đứng yên ở một giai đoạn nào đó trong quá trình POST
Vấn đề có thể là sự xung đột giữa các thiết bị như giữa card mạng hoặc card âm thanh với mainboard, 2 ổ đĩa gắn chung trên 1 cáp, cáp data bị hư,…”
Hoặc nếu bạn đang ép xung cho CPU của mình, hãy kiểm tra lại và chắc chắn các thiết lập trong BIOS máy tính của bạn. Đưa về chế độ “Restore Default Settting” nếu bạn không phải chuyên gia, đang mày mò việc ép xung chip CPU và thử xem khi ở chế độ này thì main có thể hiện màn hình máy tính, laptop được bình thường không bạn nhé.
Cảm ơn các bạn đã đọc qua bài viết này, hi vọng bài viết sẽ mang lại các bạn những thông tin hữu ích, thú vị nhé. Bên cạnh đó, nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm thêm những thủ thuật hay laptop, máy tính để tối ưu hoá quá trình sử dụng, mời bạn đến với Thủ thuật máy tính và laptop.