Các lưu ý quan trọng khi mua mainboard build PC chơi game

0
Các lưu ý quan trọng khi mua mainboard build PC chơi game

Nếu bạn chưa từng lựa chọn mainboard lắp PC bao giờ, hoặc chưa từng nghiên cứu loại mainboard nào phù hợp để chơi game, không phải lo lắng. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra những lưu ý mua mainboard làm nên PC chơi game hoàn hảo.

Mainboard có quan trọng với PC chơi game không? Các lưu ý mua mainboard cần biết

Mainboard có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng máy tính không? Thực tế là không, mainboard không trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu năng máy tính.

Tuy nhiên, mainboard máy tính lại đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi chiếc máy vi tính bởi phần cứng điện tử này sẽ quyết định đến các linh kiện điện tử và tính hiệu quả của chúng. Loại mainboard bạn chọn sẽ tiên quyết CPU, GPU, cổng kết nối, khe RAM, tốc độ ổ cứng, v.v…

Mainboard có quan trọng với PC chơi game không?

Do đó, nếu chỉ vì tiết kiệm mà lựa chọn mainboard giá rẻ có thể sẽ là lựa chọn sai lầm bởi mainboard giá rẻ thường không có những tính năng cần thiết cho PC, nhất là PC chuyên chơi game. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải sắm một chiếc mainboard đắt tiền bởi có thể có những tính năng bạn không dùng đến nên sẽ gây lãng phí. Do đó, những lưu ý mua mainboard dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra sản phẩm phù hợp.

Những lưu ý mua mainboard build PC – máy tính

Giá cả

Chọn một chiếc linh kiện PC mainboard phù hợp cần phải cân nhắc đến yếu tố tương thích phần cứng và khả năng nâng cấp trong tương lai. Và đặc biệt với PC chơi game, đừng chọn những chiếc mainboard giá rẻ bởi chúng sẽ không thể đáp ứng yêu cầu phần cứng từ CPU và GPU hiệu năng cao.

Hiện nay mainboard PC được chia làm bốn phân khúc: phổ thông (dưới 2.5 triệu); trung cấp (2.5 triệu ~ 5 triệu); cận cao cấp (5 triệu ~ 9 triệu); và cao cấp (từ 10 triệu trở lên). Với PC chơi game, bạn sẽ muốn chọn mainboard nằm trong phân khúc từ cận cao cấp đến cao cấp, tùy theo nhu cầu cá nhân.

Những lưu ý mua mainboard build PC - máy tính

Ngày nay thị trường mainboard cũng xuất hiện nhiều sản phẩm mainboard cho PC chơi game trong tầm giá trung cấp, nhưng chúng thường không hỗ trợ ép xung (overclock) CPU cũng như thiếu đi nhiều tính năng hỗ trợ nâng cấp về sau. Vì thế, lý tưởng nhất vẫn là những sản phẩm trong phân khúc cận cao cấp để đảm bảo chi phí, hoặc cao cấp nếu bạn muốn một dàn PC gaming “quái thú”.

CPU

Mainboard bạn mua sẽ quyết định rất lớn đến CPU bạn mua. Đây cũng là lưu ý mua mainboard quan trọng với những ai đang bước đầu tự build PC. Về cơ bản, mỗi chiếc mainboard sẽ hỗ trợ khe socket CPU có độ tương thích với một số CPU nhất định. Chọn sai mainboard sẽ dẫn đến CPU của bạn khó có thể hoạt động ổn định khi lắp vào.

Những lưu ý mua mainboard build PC - máy tính

Nếu bạn đã sở hữu CPU từ Intel hoặc AMD, lưu ý loại khe socket CPU cho mainboard đều có tên gọi như sau:

  • CPU Intel có tên socket là LGA
  • CPU AMD có tên socket là AM hoặc FM.

Chú ý đến yếu tố này và việc chọn mainboard tương thích CPU sẽ chính xác hơn, thuận tiện hơn trong việc lắp đặt.

Lưu ý kích thước khi mua mainboard

Kế đến là lựa chọn kích thước mainboard trong các lưu ý mua mainboard. Đây cũng là lưu ý quan trọng bởi kích thước của mainboard cần phải phù hợp để vừa vặn với không gian thùng PC. Điều đầu tiên bạn cần làm đó là kiểm tra thông số thùng PC để xem liệu kích thước mainboard nào đáp ứng.

Những lưu ý mua mainboard build PC - máy tính

Hiện nay mainboard có 4 kích cỡ chính:

  • Mini-ITX (kích cỡ siêu nhỏ)
  • Micro-ATX (kích cỡ nhỏ)
  • ATX (kích cỡ chuẩn cho hầu hết PC)
  • E-ATX (kích cỡ đại)

Thông thường PC gaming (và PC nói chung) sẽ cần đến mainboard size ATX bởi chúng vừa tầm với thùng PC mid-tower hoặc full-tower. Mainboard size ATX cũng cung cấp đầy đủ tính năng hơn nhờ kích thước lớn. Do đó, mainboard size ATX sẽ là lựa chọn lý tưởng.

Khe RAM

Không chỉ CPU và kích cỡ, mà mainboard bạn chọn cũng phải đảm bảo tương thích với thanh RAM bạn chọn. Và có những lưu ý về RAM sau đây khi bạn chọn mainboard build PC chơi game.

Khe RAM

Thứ nhất, mainboard phải hỗ trợ RAM chuẩn DDR4. Vấn đề này bạn không phải lo nghĩ nhiều, bởi hầu như tất cả mainboard sản xuất ngày nay đều tương thích với RAM chuẩn DDR4. Chỉ cần lưu ý tránh chọn RAM chỉ có khe chuẩn DDR3 bởi chuẩn này đã lỗi thời và có thể không hỗ trợ lâu dài.

Thứ hai, mainboard phải hỗ trợ tốc độ của RAM. Bạn cần đối chiếu tốc độ vận hành của RAM với tốc độ mà mainboard hỗ trợ. Ví dụ, nếu thanh RAM có tốc độ 3200MHz thì kiểm tra xem mainboard có hỗ trợ tốc độ đó hay không.

Thứ ba, kiểm tra khe cắm RAM. Nếu bạn chọn mainboard size ATX, thường chúng sẽ hỗ trợ 4 khe cắm RAM – vốn rất phù hợp bởi bạn sẽ dùng 2 khe RAM làm mặc định, và chừa trống 2 khe cho nhu cầu mở rộng sau này. Nhưng mainboard build PC chơi game phải có tối thiểu 2 khe RAM.

Thứ tư, kiểm tra dung lượng RAM tối đa của mainboard. Giả sử RAM đó chỉ hỗ trợ 32 GB RAM, ngay cả khi cắm hết cả 4 khe thì máy tính vẫn sẽ chỉ giới hạn ở 32 GB. Do đó, đảm bảo mainboard hỗ trợ lượng RAM phù hợp với nhu cầu dùng và nhu cầu nâng cấp.

Khe PCIe

Khe PCIe (hay còn gọi là khe mở rộng) là nơi tọa lạc của card màn hình và nhiều loại card khác nhau (như card WiFi, card âm thanh,…). Hầu hết PC chơi game sẽ chỉ cần một khe PCIe để lắp card màn hình GPU, và rất may là hầu như mọi mainboard ngày nay đều có ít nhất 2 khe PCIe.

Khe PCIe

Tất nhiên, kiểm tra khe PCIe cũng quan trọng nếu bạn đang dự tính build PC chơi game cao cấp. Lý do là vì nếu muốn đặt nhiều hơn một card đồ họa, bạn sẽ cần đến nhiều khe PCIe. Tuy nhiên, thông thường PC chơi game hiệu năng tốt sẽ chỉ cần một chiếc card đồ họa, và hiệu năng đồ họa lại nằm ở chiếc card đó. Nên đừng chi tiêu quá nhiều cho chiếc mainboard nhiều khe PCIe, hãy dùng số ngân sách ấy cho GPU chất lượng.

Trên đây là một số lưu ý quan trọng khi mua mainboard build PC chơi game. Nắm rõ những lưu ý mua mainboard trên sẽ giúp bạn dễ dàng build dàn PC gaming hoàn hảo cho mình. Chúc bạn thành công!

Previous articleCác thương hiệu card màn hình VGA tốt nhất để chơi game
Next articleTổng hợp các thương hiệu mainboard bo mạch chủ tốt nhất