Nguồn máy tính là gì? Tổng hợp các thông tin phổ biến về PSU
Nguồn máy tính là gì? Vẫn còn nhiều người vẫn chưa biết cách hoạt động thực sự của bộ phận này trong khung máy tính. Vì thế, cùng mình đi xuống phía dưới bài viết để tìm hiểu rõ hơn về nguồn máy tính nhé.
Nguồn máy tính là gì?
Nguồn máy tính hoặc được viết tắt là PSU hay còn được gọi là Power Supply Unit. Được nằm trong thùng máy, đóng vai trò quan trọng cung cấp năng lượng cho các bộ phận phần cứng khác.
Nguồn máy tính có vai trò thế nào?
Như mình đã nói ở trên, nguồn máy tính truyền điện năng cho các linh kiện khác như ổ cứng, CPU, bo mạch chủ,…
PSU đóng vai trò chuyển đổi nguồn điện xoay chiều (AC) thành dòng điện 1 chiều (DC), hiểu theo một cách khác như là một thành phần trung gian để hiệu chỉnh dòng điện từ ổ cắm thành các dòng điện được chia nhỏ phù hợp với các linh kiện khác cần hoạt động với mức điện năng đó.
Nếu bộ nguồn yếu sẽ làm máy tắt đột ngột, làm cho bộ phận khác nhanh hỏng. Ngược lại, nếu bộ nguồn khỏe sẽ giúp máy hoạt động ổn định. Chính vì thế, nguồn máy tính ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của các linh kiện khác.
Những thông số cơ bản của nguồn máy tính là gì?
Qua khái niệm trên thì giờ thì cùng mình đi tìm hiểu rõ hơn về thông số nguồn máy tính nhé.
Công suất
Khi mua nguồn máy tính thông thường sẽ thấy con số lớn, chẳng hạn như 500W trên vỏ hộp hoặc trên nhãn của thiết bị. Và công suất càng cao thì máy chạy càng tốt, hoạt động ổn định.
Ngoài ra, công suất còn được tính theo nhiều kiểu khác nhau như:
- Công suất tiêu thụ: Công suất tiêu thụ được tính bằng W, đây là chỉ số mà người sử dụng sẽ phải trả cho nhà cung cấp điện.
- Công suất cung cấp: Được tính bằng tổng công suất mà nguồn cấp cho các linh kiện PC khác.
- Hiệu suất: Tính bằng hiệu số giữa công suất cung cấp và công suất tiêu thụ của nguồn.
Những kết nối đầu ra của nguồn
Đầu tiên là đầu cắm bo mạch chủ (Motherboard Connector) thường có từ 20 đến 24 chân, còn phải tùy loại bo mạch chủ khác nhau nữa. Nhưng hiện nay để thuận tiện cho việc sử dụng thì các hãng đã làm ra đầu cắm kiểu dạng là 20 + 4 để tương thích với cả bo mạch chủ 20 hoặc 24 chân.
Thứ hai là đầu cắm nguồn cho CPU:
- Thường có hai loại 4 chân (dành cho bo mạch chủ đời cũ) hoặc 8 chân (dành cho bo mạch chủ đời mới)
- Đầu cắm ô quang (Peripheral Connector) và ổ cứng: 4 chân
- Đầu cắm ổ đĩa mềm: 4 Chân
- Đầu cắm card đồ họa: 6 dây
- Đầu cắm dành cho ổ cứng, ổ quang giao tiếp SATA: 4 dây
Quy ước màu dây
Nguồn máy tính có khá nhiều màu dây, và dưới đây là công suất của từng màu:
- Dây màu đen thường có mức điện áp là 0V
- Dây màu cam có điện áp là +3,3 V
- Dây màu đỏ có mức điện áp +5V
- Dây màu vàng có mức điện áp +12V
- Dây màu xanh dương có mức điện áp -12V
- Dây màu xanh lá cây hay còn gọi là dây kích hoạt để kiểm tra xem nguồn máy tính có hoạt động hay không, bằng cách nối dây màu xanh này với dây màu đen dây chung.
- Dây màu tím có điện áp 5Vsb ( 5V standby)
- Một số dây khác ít thấy như màu vàng viền trắng hay vàng viền đen có công suất +12V2 (đường 12V độc lập thứ 2) hoặc 12V3 (đường 12V độc lập thứ 3)
Hướng dẫn cách chọn nguồn máy tính chất lượng
Như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng nguồn máy tính rất quan trọng đúng không nào? Chính vì vậy, việc lựa chọn sản phẩm chất lượng không phải là dễ, nhưng dưới đây mình sẽ nêu một vài quan điểm về cách lựa chọn PSU có độ bền và chất lượng nhất nhé.
Một bộ nguồn máy tính chất lượng phải cần đảm bảo được điện áp được ổn định. Đặc biệt là phải ít nhiễu, trong quá trình hoạt động tiếng ồn phải nhỏ, không quá to kể cả khi sử dụng những tác vụ nặng, cũng như tỏa nhiệt ít.
Những chân cắm phải được hỗ trợ đầy đủ, sạch sẽ, mới, dây gọn gàng. Tem dán với những đường nét sắc sảo, in chữ rõ ràng.
Trên đây là tổng hợp các thông tin giải đáp thắc mắc nguồn máy tính là gì? Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ nhanh chóng chọn lựa được một bộ nguồn phù hợp nhé!