Những nước ăn Tết Nguyên Đán là nước nào?

Những nước ăn Tết Nguyên Đán là nước nào?

Ngoài Việt Nam, ở châu Á cũng có những nước ăn Tết Nguyên Đán khác bởi họ đều dùng lịch âm. Tập tục ăn tết mỗi nơi là khác nhau nhưng đều hướng tới một năm mới đầy bình an, thịnh vượng. Đọc bài viết để biết rõ hơn nước bạn ăn Tết như thế nào nhé!

Những nước ăn Tết Nguyên Đán là nước nào?

Những nước nào ở Châu Á ăn Tết Nguyên Đán?

Những nước ăn Tết Nguyên Đán có thể được kể đến như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia… Việc đón Tết theo lịch âm sẽ diễn ra cùng thời điểm nhưng lại rất đa dạng tại mỗi quốc gia. Các văn hoá, tập tục đón năm mới sẽ có rất nhiều khác biệt.

Nước nào ăn Tết âm lịch?

Hãy cùng tìm hiểu những điểm nổi bật về phong cách đón Tết Nguyên Đán của các nước ngay sau đây.

Các quốc gia khác đón Tết âm lịch như thế nào?

Mỗi quốc gia sẽ có những quan niệm và ý nghĩa riêng của việc đón Tết. Có nơi xem đó là dấu mốc quan trọng bắt đầu năm mới. Có nước lại xem năm mới như một thời khắc chuyển giao từ mùa khô sang mùa mưa. Cùng điểm qua các quốc gia sau nhé!

Trung Quốc

Đối với Trung Quốc, Tết Nguyên Đán là một dịp lễ gần như quan trọng nhất trong năm và nguồn gốc đã có từ 4000 năm trước. Cứ đến dịp năm mới mọi người lại nô nức tổ chức rất nhiều hoạt động để cầu may mắn. 

Tết âm tại Trung Quốc

Theo thời gian những tập tục có phần thay đổi nhưng vẫn còn giữ được nét truyền thống kèm theo một chút hơi thở hiện đại. Các hoạt động chính thường thấy của người dân Trung Hoa dịp tết có thể kể đến như:

  • Dọn dẹp nhà cửa, treo những đồ trang trí có màu đỏ.
  • Dâng lễ vật lên tổ tiên để thể hiện lòng hiếu kính với bề trên.
  • Tặng bao lì xì đỏ cho trẻ em và mừng tuổi người lớn để cầu chúc người nhận được may mắn.
  • Đốt và bắn pháo hoa, xem múa lân múa rồng vào ngày tết.
  • Tổ chức lễ hội đèn lồng (hội hoa đăng) vào ngày Tết nguyên tiêu 15/1 âm lịch.

Hàn Quốc

Người Hàn Quốc thường gọi Tết Nguyên Đán bằng thuật ngữ Seollal (설날). Đây cũng được coi là 1 trong 3 ngày lễ lớn tại xứ sở kim chi bên cạnh Tết Trung Thu và Tết Đoan Ngọ. Khác với Việt Nam kì nghỉ lễ Tết Nguyên Đán của Hàn Quốc chỉ kéo dài trong khoảng 3 ngày.

Hàn Quốc ăn tết cổ truyền như thế nào?

Seollal không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa đánh dấu sự khởi đầu năm mới. Mà đối với người Hàn đó là dịp để gia đình sum vầy, tưởng nhớ và tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

Một vài phong tục đón Tết của người Hàn Quốc như:

  • Mua sắm nhiều quà cáp để tặng quà cho người thân, gia đình dịp tết.
  • Hầu hết người Hàn đều sẽ mặc Hanbok vào những ngày tết để cúng bái và chơi trò chơi dân gian.
  • Thực hiện lễ cúng gia tiên một cách trang trọng nhất. Cẩn thận chuẩn bị bàn thờ cùng với hơn 20 loại món ăn cầu kỳ khác nhau.
  • Người trẻ thực hiện nghi thức cúi lạy với người già vào dịp năm mới. Người lớn sẽ thưởng tiền mừng tuổi lại hoặc tặng vàng, ngọc…

>>Xem thêm: Người Hàn Quốc có ăn Tết âm không?

Malaysia

Số lượng người gốc Hoa sống tại Malaysia cũng khá lớn. Cho nên một trong những nước ăn Tết Nguyên Đán mà không kể đến Malaysia thì thật là thiếu sót. Tương tự Việt Nam, Trung Quốc… thì Tết âm lịch ở đây cũng rất quan trọng đối với người dân.

Tết âm tại Malaysia

Tết Nguyên Đán của Malaysia cũng bắt đầu từ ngày 01/01 âm lịch hàng năm và kéo dài đến rằm tháng giêng. Nhìn chung tập tục và văn hoá đón tết của người Malaysia có nhiều nét tương đồng với Trung Hoa. Một vài hoạt động nổi bật như:

  • Bắn pháo, múa lân, lì xì và trang trí nhà cửa đường phố màu đỏ.
  • Tổ chức lễ hội đèn lồng – tập tục từ xưa do cộng đồng người gốc Hoa mang đến.
  • Ngoài lì xì thì Malaysia cũng có một phong tục khá độc lạ là tục xoá nợ trong ngày tết.

Những nước khác ăn Tết Nguyên Đán như thế nào?

Bên cạnh những nước ăn Tết Nguyên Đán đã kể như trên thì các nước như Mông Cổ, Bhutan, Singapore… Những quốc gia này cũng có truyền thống ăn Tết theo lịch âm tương tự. Tuy nhiên mỗi nước vẫn sẽ có những điểm riêng và khác biệt trong việc chào đón năm mới.

Văn hóa ăn Tết Nguyên Đán

Ví dụ như Bhutan – Vương quốc hạnh phúc sẽ có phong tục đón tết khá khá độc đáo. Người Bhutan không cúng giao thừa hay không có tục xông đất và lì xì đầu năm. Lễ tết sẽ diễn ra trong 15 ngày và 3 mùng đầu tiên của năm mới là quan trọng nhất. 

Còn ở Mông Cổ, trước lễ giao thừa nam giới thường lên ngọn núi gần nhà để làm lễ cầu nguyện. Và đặc biệt trong 3 ngày tết họ chỉ mặc trang phục dân tộc. Các bạn thấy đấy, dù là cùng một dịp lễ tết nhưng mỗi nơi lại mang một nét đặc trưng khác nhau.

Kết luận

Trên đây là những nước ăn Tết Nguyên ĐánMáy Tính Vui đã tổng hợp được. Mong rằng bạn có thể hiểu rõ hơn về sự đa dạng văn hoá, tập tục ăn Tết của các quốc gia khác. Đừng quên chia sẻ bài viết để bạn bè cùng tìm hiểu thông tin bổ ích này nhé!

Nếu bạn đang có người yêu và chuẩn bị về ra mắt gia đình người yêu vào dịp Tết nhưng chưa biết tặng gì có ý nghĩa, thì những gợi ý hộp quà vào dịp tết Nguyên Đán sẽ hữu ích dành cho bạn:

Như Thuần

Để lại một bình luận