Cấu tạo bộ nguồn máy tính gồm những gì? Có quan trọng không?
Cấu tạo bộ nguồn máy tính quyết định mọi hoạt động trên máy tính của bạn. Bên cạnh đó, bộ nguồn bao gồm những bộ phận chất lượng còn giúp tăng tuổi thọ cho thiết bị của bạn. Để biết được bên trong bộ nguồn máy tính có gì? Cũng như tầm quan trọng của nó ra sao, hãy theo dõi hết bài viết bên dưới bạn nhé!
Cấu tạo bộ nguồn máy tính ra sao
Dưới đây là tổng hợp những thành phần quan trọng trong cấu tạo bộ nguồn máy tính, bạn hãy cùng tham khảo nhé!
- Quạt tản nhiệt: Bộ phận này được trang bị ở mặt sau, có chức năng hút khí nóng bên trong bảng vi mạch và làm mát bộ nguồn máy tính.
- Cống cấp nguồn điện: Có chức năng lấy điện từ ổ cắm trong nhà của bạn và cung cấp PSU.
- Công tắc nguồn: Được sử dụng để bật, tắt PSU.
- Bộ biến áp: Làm nhiệm vụ hạ điện áp của dòng điện xoay chiều xuống mức phù hợp với thiết bị.
- Bộ chỉnh lưu: Có tác dụng chuyển đổi điện thế xoay chiều thành một chiều, cung cấp điện cho những bộ phận khác.
- Bộ lọc nhiễu: Tăng khả năng an toàn cho thiết bị nhờ vào việc lọc các nhiễu điện và xung điện tác động không tốt đến máy tính.
- Bộ ổn áp: Làm nhiệm vụ ổn định dòng điện áp chạy trong các thiết bị khi dòng điện đột ngột bị tăng lên hay giảm xuống.
- Bộ bảo vệ: Bảo vệ an toàn cho thiết bị của bạn khi gặp sự cố như quá áp, quá dòng,..
>>> Xem ngay: Cách lắp nguồn máy tính đơn giản tại nhà không phải ai cũng biết
Cách thức hoạt động của bộ nguồn máy tính
PSU hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển mạch tự động. Theo đó, dòng điện xoay chiều đi vào từ nguồn điện, được bộ chỉnh lưu chuyển thành dòng điện một chiều.
Sau đó, dòng điện này được các bộ lọc gợn sóng (tụ điện với dung lượng lớn) làm cho phẳng lại, trở thành dòng điện một chiều được cấp cho cuộn sơ cấp của biến áp xung.
Các dòng điện nạp cho biến áp xung được điều khiển bởi công tắc bán dẫn (transistor).Các transistor hoạt động dưới sự quản lý của khối dò sai/hiệu chỉnh.
Lúc này từ trường biến thiên được tạo ra trên biến áp xung dựa vào các transistor hoạt động theo nguyên tắc điều chế độ rộng xung PWM.
Các xung điều khiển được tạo thành có tần số từ 30 đến 150 KHz (30 nghìn đến 150 nghìn chu kỳ/ giây). Những xung này sẽ được giữ ổn định trong quá trình hoạt động và sẽ được hiệu chỉnh khi cần thiết.
Từ trường được tạo ra trên cuộn sơ cấp theo nguyên lý cảm ứng điện từ ban đầu sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều cảm ứng tại cuộn thứ cấp. Dòng điện này sẽ được hiệu chỉnh lại thêm một lần qua các bộ lọc trước khi cung cấp cho các bộ phận trong máy tính.
Sự sai lệch về điện áp sẽ được nhận biết nhờ vào đường hồi tiếp dò sai gửi tín hiệu phản hồi về bộ dò sai/ hiệu chỉnh. Bộ phận hiệu chỉnh sẽ nhận tín hiệu sai lệch và so sánh với điện áp chuẩn, từ đó gia giảm độ rộng xung để điều chỉnh lại điện thế đầu ra, hoặc cắt xung hoàn toàn làm cho bộ nguồn ngưng chạy.
>>> Tham khảo thêm: Nguồn máy tính là gì? Tổng hợp các thông tin phổ biến về PSU
Tầm quan trọng của cấu tạo bộ nguồn máy tính
Bộ nguồn máy tính đóng vai trò rất lớn trong việc duy trì hoạt động của các phần cứng trên thiết bị của bạn. Đây là bộ phận giúp cung cấp năng lượng cho toàn bộ các chi tiết phần cứng. Bên cạnh đó, nguồn máy tính ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của thiết bị.
Nếu bộ nguồn có vấn đề, thiết bị của bạn sẽ thường xuyên gặp phải những vấn đề như: máy thường xuyên bị tắt nguồn hay khởi động lại, các bộ phận trong máy tính bị hỏng nhanh chóng,…
Cần lưu ý cấu tạo gì khi sử dụng bộ nguồn máy tính
Để sử dụng nguồn máy tính hiệu quả, bạn cần lưu ý những yếu tố sau đây:
Thời gian duy trì điện
Thông số này được tính bằng mili-giây, nói lên giá trị thời gian mà bộ nguồn có thể duy trì nguồn điện khi nguồn điện đột ngột bị cắt (chẳng hạn như mất điện).
Giá trị này rất hữu ích đặc biệt khi bạn sống trong môi trường có nguồn điện không ổn định. Khi nguồn điện chập chờn, máy tính của bạn vẫn sẽ hoạt động bình thường.
Mức năng lượng cực đại và năng lượng liên tục
Năng lượng liên tục là thông số chỉ khả năng cung cấp mức điện của nguồn trong khoảng thời gian dài. Còn năng lượng cực đại dùng để chỉ mức điện tối đa trong khoảng thời gian ngắn.
Ví dụ như khi bạn cắm một loạt các thiết bị có tổng công suất là 450W vào bộ nguồn có mức năng lượng liên tục là 400W. Các thiết bị vẫn có thể hoạt động được trong thời gian ngắn nếu mức năng lượng cực đại của bộ nguồn là 450W. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian ngắn, các thiết bị này sẽ bị trục trặc.
Bộ điều chỉnh hệ số công suất (PFC)
PFC cho bộ nguồn khả năng tiết kiệm điện năng, cũng như giảm sức tải cho các đường dây điện trong nhà. Do đó, bạn không nên sử dụng các thiết bị Non PFC, điều này có rủi ro khá lớn.
Chiết áp điều chỉnh điện thế
Trong quá trình sử dụng, bạn có thể điều chỉnh điện thế bộ nguồn thông qua các chiết áp nhỏ được tích hợp bên trong để đảm bảo toàn bộ hệ thống được hoạt động ổn định.
Tuy nhiên, bạn không nên tùy tiện điều chỉnh. Chỉ nên sử dụng chiết áp khi bạn am hiểu về lĩnh vực này và biết rõ mình đang làm gì.
Soft Power và tín hiệu chờ 5V
Ngoài cách bật tắt công tắc để kích hoạt bộ nguồn, người dùng còn có thể kích hoạt chúng bằng cách sử dụng chế độ Soft Power. Bạn cũng có thể điều khiển hệ thống phần mềm thông qua tính năng này. Bất cứ khi nào bộ nguồn được kích hoạt thì đường điện +5V Standby sẽ hiện tín hiệu.
Các đường điện phụ khác
Bạn cũng nên lưu ý đến những đường điện phụ bên dưới trong quá trình sử dụng:
- Dòng cảm ứng +3.3V: Giúp theo dõi dòng điện thế của đường +3.3V, từ đó căn chỉnh dòng cho chính xác.
- Tín hiệu điều khiển quạt: Cho phép hệ thống thay đổi tốc độ quạt của bộ nguồn. Theo đó, hệ thống quạt sẽ tắt khi máy ở trạng thái nghỉ, thay đổi tốc độ quạt phụ thuộc vào nhiệt độ linh kiện máy tính PC.
- Theo dõi trạng thái quạt: Đây là bộ phận đồng hành với tính năng điều khiển quạt. Nhiệm vụ chính là theo dõi tốc độ quay của cánh quạt trong bộ nguồn và thông báo nếu có cánh quạt gặp trục trặc.
Cấu tạo bộ nguồn máy tính gồm những gì? Cách thức hoạt động ra sao? Cần lưu ý gì khi sử dụng? Chắc chắn những câu hỏi trên đã hoàn toàn được giải đáp sau khi bạn đọc xong bài viết. Hy vọng những thông tin trên là hữu ích với bạn đọc.