Nên lắp camera có dây hay không dây? Dịch vụ lắp đặt tận nhà

0
lắp camera có dây

Lắp camera có dây hay lắp camera không dây đều có mục đích chung là quan sát và đảm bảo an ninh tốt hơn. Tuy nhiên camera có dây hay không dây lại có những ưu và nhược điểm riêng biệt, nên trước khi lắp đặt camera bạn hãy theo dõi bài viết sau để có chọn lựa phù hợp nhất nhé!

Nên lắp camera có dây hay không dây?

Trước khi quyết định lắp đặt camera không dây hay có dây, bạn cần biết rõ về mỗi loại và ưu nhược điểm khi sử dụng, từ đó, camera mới đem lại hiệu quả tốt nhất. Do đó, chúng ta sẽ cùng xem xét kỹ qua 2 dòng camera này như sau:

Lắp camera có dây

Theo như thống kê hiện nay thì camera IP (camera không dây) được lắp đặt nhiều hơn camera có dây khoảng 30%. Tuy nhiên, không có nghĩa là camera không dây sẽ hoàn toàn thay thế được, nhất là ở những khu vực không có kết nối internet thì lựa chọn camera có dây vẫn là hàng đầu.

Nên lắp camera có dây hay không dây

Ưu điểm

  • Đường truyền tín hiệu ổn định.
  • Hình ảnh rõ nét, video có độ chi tiết cao với chất lượng Full HD..
  • Quan sát xa đến 10m.
  • Hoạt động bền bỉ dưới nhiều môi trường, điều kiện thời tiết.
  • Mở rộng dễ dàng.
  • Hỗ trợ lưu trữ liệu lâu.
  • Giá thành rẻ.

Nhược điểm

  • Lắp đặt lâu, chi phí cao và không mang lại tính thẩm mỹ.
  • Chưa được tích hợp khả năng đàm thoại, quay 360 độ.

Camera không dây

Camera không dây sẽ hoạt động thông qua sóng kết nối WiFi, thường có kiểu dáng nhỏ gọn và đã bắt đầu trở nên thịnh hành trong những năm trở lại đây, với ưu và nhược điểm cụ thể như sau:

Camera không dây

Ưu điểm

  • Lắp đặt dễ dàng, không cần đi nhiều dây kết nối và linh hoạt vị trí đặt để.
  • Thiết kế nhỏ gọn, tăng độ thẩm mỹ.
  • Có khả năng đàm thoại.
  • Cho góc quay quan sát rộng đến 360 độ.
  • Tự động theo dõi và phát cảnh báo trong trường hợp nguy hiểm.

Nhược điểm

  • Đường truyền không ổn định, dễ bị nhiễu sóng WiFi.
  • Chiếm băng thông khá lớn nên khó lắp đặt được nhiều.
  • Không có cổng để truy xuất hình ảnh.
  • Chi phí sửa chữa cao, thậm chí là không sửa được.
  • Bảo mật kém.

>> Xem thêm: 3 Điều cân nhắc khi thi công lắp đặt camera có dây tại nhà

Nên lắp camera có dây hay không dây?

Với những ưu, nhược điểm của từng loại camera đã được chúng tôi làm rõ ở trên, bạn có thể thấy rằng: cam có dây sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với không dây; ngược lại, camera không dây lại khó trong việc thiết lập để nó hoạt động hiệu quả.

Nên lắp camera có dây hay không dây?

Do đó, việc nên lắp camera không dây hay có dây sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn, không gian và vị trí lắp đặt nữa nhé!

Các lưu ý khi chọn camera có dây và không dây

Ngoài việc tìm hiểu về camera có dây và không dây thì bạn cũng nên lưu ý qua một số vấn đề trước khi đưa ra quyết định chọn lắp đặt camera như sau:

Camera có dây

  • Camera có dây sẽ lưu trữ dữ liệu trên ổ cứng, nhưng đây cũng là bộ phận rất dễ hư hỏng nếu xảy ra va đập.
  • Nên mua camera có dây trực tiếp tại cửa hàng.
  • Không nên tự ý lắp đặt mà nên thuê dịch vụ lắp đặt camera tận nhà chuyên nghiệp.

lưu ý khi chọn camera

Camera không dây

  • Nên xác định kỹ nhu cầu dùng và kinh tế để chọn mua camera không dây với giá hợp lý.
  • Nên dùng các dòng thẻ nhớ chuyên dụng cho camera.

Dịch vụ lắp đặt tận nhà chuyên nghiệp hiện nay

Như đã nhắc đến bên trên, việc lắp đặt hay thiết lập camera không nên tự thực hiện nếu không có kinh nghiệm. Do đó, để nhanh chóng giúp máy ghi hình có dây hay không dây phát huy được hiệu quả sử dụng, bạn nên tìm đến các dịch vụ lắp đặt cam tận nhà.

Dịch vụ lắp đặt tận nhà chuyên nghiệp hiện nay

Chính vì lẽ đó, CellphoneS đã thành lập đội ngũ dịch vụ lắp đặt tận nhà lành nghề, lắp đặt tận nơi (ở nhà, công trình,…), tận tâm phục vụ và sẽ hỗ trợ bảo hành miễn phí nếu có lỗi xảy ra. Đồng thời, giá lắp đặt cũng sẽ được công khai minh bạch để người dùng không phải lo lắng về chi phí.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi tổng hợp và chia sẻ đến bạn về việc nên lắp camera có dây hay camera không dây sẽ phần nào giúp mọi người chọn được loại camera phù hợp và đừng quên tìm đến dịch vụ lắp đặt của CellphoneS nhé!

Previous articleTop 5 phần mềm vẽ 3D trên điện thoại chuyên nghiệp
Next articleMua loa cũ ở đâu uy tín? Giá bao nhiêu? Mua loại nào?