Tản nhiệt nước custom là gì – các thành phần cơ bản

0
Tản nhiệt nước Custom là gì - các thành phần cơ bản

Tản nhiệt nước đang ngày càng phổ biến với nhiều người sử dụng máy tính và như được biết, tản nhiệt nước được chia thành 2 loại AIO và Custom. Hôm nay chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu tất tần tật về tản nhiệt nước Custom trong bài viết dưới đây nhé!

Tản nhiệt nước Custom là gì?

Khi phần cứng hoạt động (đặc biệt là VGA và CPU) đều tỏa ra một lượng nhiệt lượng lớn làm nóng máy nên tản nhiệt Custom sẽ giữ cho các bộ phận này mát mẻ, giảm thiểu nhiệt lượng để máy không bị quá nhiệt.

Tản nhiệt nước Custom là gì?

Tản nhiệt CPU dạng nước cũng có 2 loại là tản nhiệt nước AIO và tản nhiệt nước Custom. Nếu tản nhiệt nước AIO là một hệ thống đã được lắp đặt sẵn thì tản nhiệt Custom cho phép người dùng tự lắp đặt một hệ thống tản nhiệt theo ý thích.

Ưu, nhược điểm của Tản nhiệt nước Custom

Ưu điểm tản nhiệt nước custom

Ưu điểm của tản nhiệt nước Custom chính là khả năng làm mát. So với bộ tản nhiệt khí truyền thống, tản nhiệt Custom cho hiệu quả làm mát cao.

Chính vì thế nên đối với những ai thường xuyên sử dụng máy tính trong thời gian dài 20/24, sử dụng máy cấu hình cao, chơi game, thiết kế, render,…hay dân overclock thì tản nhiệt nước sẽ là sự lựa chọn thích hợp để giúp máy tính của bạn chạy mượt hơn.

Ưu điểm

Bên cạnh đó, những bộ tản nhiệt nước Custom thường có thiết kế nổi bật, bắt mắt chính vì thế nếu bạn yêu thích một bộ tản nhiệt đẹp và độc đáo thì tản nhiệt nước sẽ đáp ứng được điều đó.

Ngoài ra tản nhiệt nước Custom còn hoạt động êm ái, không gây ồn nên sẽ giúp bạn tập trung hơn khi sử dụng máy. Tản nhiệt Custom cũng không yêu cầu người dùng phải thường xuyên bảo dưỡng nên bạn có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài.

Nhược điểm tản nhiệt nước custom

Về nhược điểm tản nhiệt Custom thì đầu tiên chính là về giá. Giá thành của tản nhiệt nước Custom cao hơn tản nhiệt khí rất nhiều nên chi phí đầu tư cho một bộ tản nhiệt nước là không hề nhỏ, bạn sẽ phải cân nhắc khi muốn đầu tư vào tản nhiệt Custom.

Tản nhiệt Custom cũng khó vệ sinh và bảo trì do sự phức tạp trong cấu tạo, bạn sẽ cần nhờ đến kỹ thuật viên để giúp bạn vệ sinh chứ không thể tự vệ sinh tại nhà.

Nhược điểm

Cũng do sự phức tạp trong cấu tạo mà bạn cần phải hiểu được cơ bản cũng như phải có nghiên cứu để lắp ráp được một hệ thống tản nhiệt nước Custom hoàn chỉnh. Nếu như không biết cách lắp ráp, tản nhiệt sẽ bị rò rỉ nước trong quá trình sử dụng và làm hỏng cả dàn máy của bạn.

Tản nhiệt nước Custom – Các thành phần cơ bản

Thông thường một bộ tản nhiệt nước Custom sẽ bao gồm các thành phần cơ bản sau:

Water block

Water block là một thành phần quan trọng của 1 hệ thống tản nhiệt nước vì nó thực hiện chức năng chuyển nhiệt lượng thoát ra từ CPU, VGA vào dung dịch dẫn nhiệt (nước). Water block sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của cả hệ thống tản nhiệt.

Water block

Water block cũng có nhiều thiết kế khác nhau và thiết kế đơn giản nhất chính là theo từng lá giống với tản nhiệt khí và phức tạp hơn chính là thiết kế nhiều rãnh nhỏ trong khối đồng.

Chất liệu chính của Water block là đồng để giúp tăng khả năng tản nhiệt cho hệ thống và ngoài Water block cho CPU còn có nhiều loại Water block sử dụng cho linh kiện khác như GPU, RAM,…

Radiator

Radiator hay còn gọi là lá tản nhiệt, là bộ phận quyết định hiệu năng và tuổi thọ của hệ thống. Khi nhiệt lượng được truyền vào chất lỏng, nhiệt lượng sẽ được giải phóng ra bên ngoài môi trường nhờ các Radiator.

Tản nhiệt nước Custom – Các thành phần cơ bản

Nếu không có Raditor, nhiệt lượng truyền vào nước sẽ không thể làm mát nên khi đưa lại về CPU theo chu trình, nhiệt độ sẽ ngày càng tăng cao khiến cho máy bị quá nhiệt.

Quạt

Trên thực tế, Radiator không thể tự tỏa nhiệt ra không khí mà cần đến sự giúp đỡ của một số thành phần khác trong đó có quạt. Chức năng của quạt là ép không khí đi qua radiator sau đó sẽ được làm mát tại đây.

Tản nhiệt nước Custom – Các thành phần cơ bản

Quạt của tản nhiệt nước cần phải có áp suất tĩnh cao để có thể ép khí nóng đi qua Radiator. Nếu áp suất tĩnh thấp, khí sẽ không thể đi qua Radiator cho dù lưu lượng gió có cao đi chăng nữa.

Ống dẫn nước

Ống dẫn nước thực hiện chức năng kết nối và dẫn nước giữa các bộ phận trong bộ tản nhiệt. Dù không thực hiện chức năng làm giảm nhiệt nhưng ống nước vẫn giữ chức năng quan trọng.

Ống dẫn nước

Khi chọn ống dẫn nước, bạn cần chọn các ống có kích thước bằng nhau, có độ cứng thích hợp để không bị bục vỡ khi sử dụng, chịu nhiệt tốt để không bị mềm khi nhiệt độ tăng cao cản trở dòng chảy. Nếu áp suất tăng cao, các mối nối dễ bị bung ra làm ngập thùng máy, hỏng linh kiện.

Pump (máy bơm)

Pump là bộ phận giúp đẩy nước đi giữa các linh kiện và một pump tốt phải đáp ứng được sự cân bằng giữa các yếu tố như sức nén, công suất, độ ồn, nhiệt lượng của máy và điện năng tiêu thụ. Thông thường pump sử dụng điện 12V từ bộ nguồn máy tính.

Bình chứa nước

Hiện bình chứa nước trên thị trường cũng rất đa dạng và bạn có thể lựa chọn theo các yếu tố như kích thước case, khả năng di chuyển, mục đích sử dụng.

Dung dịch dẫn nhiệt

Bộ phận cuối cùng trong hệ thống tản nhiệt chính là dung dịch dẫn nhiệt với khả năng hấp thụ và truyền nhiệt. Dung dịch này cũng ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt của hệ thống cũng như tuổi thọ của tản nhiệt nước.

Dung dịch dẫn nhiệt

Dung dịch dẫn nhiệt cũng có nhiều loại để bạn có thể lựa chọn như nước tinh khiết (hoặc nước cất) với giá thành rẻ cho đến các loại dung dịch chứa các thành phần phụ gia giúp chống ăn mòn, chống đóng cặn,…có giá cao hơn.

Có thể nói, tản nhiệt nước Custom đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng bởi khả năng làm mát hiệu quả để máy tính luôn hoạt động ổn định, mát mẻ trong thời gian dài.

Tuy nhiên hãy nghiên cứu kỹ trước khi sở hữu một hệ thống tản nhiệt nước hoặc nhờ sự giúp đỡ, tư vấn của chuyên gia khi lắp ráp một bộ tản nhiệt nước để tránh làm ảnh hưởng đến máy tính nhé!

Previous articleOPPO Reno 6 | 6Z | 6 Pro có gì khác nhau, giá bao nhiêu tiền?
Next articleCác kiểm tra, xem RAM laptop phù hợp với thiết bị